Sử dụng giải pháp công nghệ: “Thành công” hay “Thất bại” tùy lựa chọn của doanh nghiệp.

Trong những năm gần đây, chuyển đổi số đã trở thành xu hướng tất yếu của thời đại, là yêu cầu khách quan chung của sự phát triển. Xác định được điều đó, nhiều doanh nghiệp đã kịp thời nắm bắt và lựa chọn sử dụng những giải pháp công nghệ theo nhiều cách thức khác nhau để phục vụ cho nhu cầu chuyển đổi số trong vận hành, kinh doanh. Tuy nhiên, kết quả đạt được sau quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ là khác nhau.

Có nhiều lý do giải thích cho việc cùng sử dụng một giải pháp công nghệ nhưng các doanh nghiệp lại đạt được kết quả khác nhau, doanh nghiệp này đạt được tối đa hiệu quả, doanh nghiệp kia lại thất bại. Vậy nguyên nhân là do đâu? Và giải pháp là gì để tận dụng được tối đa hiệu quả khi ứng dụng các giải pháp công nghệ? 

Yếu tố dẫn đến việc không đạt được hiệu quả tối đa khi ứng dụng giải pháp công nghệ: 

1. Không rõ ràng chiến lược và mục tiêu

Thiếu chiến lược rõ ràng hoặc mục tiêu không phù hợp, không hiểu rõ giải pháp hoặc không có kế hoạch cụ thể để triển khai và tích hợp giải pháp vào hoạt động kinh doanh. Hoặc giải pháp đưa ra không phù hợp với quy mô, ngành nghề, cơ cấu của doanh nghiệp. Điều này có thể dẫn đến việc triển khai sai lầm, lãng phí nguồn nhân lực và không đạt được kết quả như mong muốn.

2. Khả năng quản lý và thực thi không hiệu quả

Không có sự chuẩn bị tốt, chưa xây dựng kế hoạch triển khai chi tiết, quy trình đào tạo nhân viên chưa bài bản. Quản lý dự án hiệu quả hoặc gặp khó khăn trong việc giao tiếp và phối hợp giữa các bên liên quan. Doanh nghiệp thiếu nhân lực có chuyên môn, kinh nghiệm triển khai và vận hành giải pháp, dẫn đến việc hệ thống hoạt động không hiệu quả, thường xuyên gặp lỗi. Việc triển khai giải pháp có thể bị trì hoãn hoặc gặp phải các vấn đề kỹ thuật do không được quản lý tốt.

3. Văn hóa doanh nghiệp cũ

Khó khăn trong việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp để thích ứng với giải pháp công nghệ mới. Văn hóa bảo thủ, thiếu cởi mở với thay đổi khiến nhân viên khó tiếp thu và sử dụng giải pháp mới. Nhân viên có thể lo lắng về việc mất việc làm hoặc không có đủ kỹ năng để sử dụng giải pháp mới.

4.Thiếu sự lãnh đạo

Lãnh đạo doanh nghiệp không cam kết, không tạo điều kiện cho việc triển khai giải pháp, dẫn đến việc nhân viên không quan tâm, hờ hững trong quá trình thực thi giải pháp.

5. Chất lượng dữ liệu thấp

Dữ liệu chất lượng thấp, không đầy đủ hoặc không chính xác. Điều này có thể dẫn đến kết quả không mong muốn hoặc khiến giải pháp công nghệ không hiệu quả.

6. Những yếu tố bên ngoài

  • Yếu tố kinh tế: Biến động kinh tế khiến doanh nghiệp cắt giảm chi phí, dẫn đến việc hạn chế đầu tư cho công nghệ, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng giải pháp.
  • Sự thay đổi của thị trường: Nhu cầu thị trường thay đổi nhanh chóng nhưng giải pháp không được cập nhật kịp thời, dẫn đến doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu khách hàng, mất lợi thế cạnh tranh.

7. Yếu tố kết hợp 

  • Chất lượng sản phẩm: Sản phẩm không đáp ứng nhu cầu của thị trường và không có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm khác.
  • Giá cả sản phẩm: Giá cả không phù hợp với chất lượng sản phẩm và khả năng chi trả của khách hàng.
  • Marketing: Doanh nghiệp triển khai các hoạt động marketing không hiệu quả nên không thể thu hút được các khách hàng tiềm năng.
  • Sale: Nhân viên bán hàng thiếu kỹ năng bán hàng và không được đào tạo bài bản.
  • Chăm sóc khách hàng: Quá trình chăm sóc khách hàng không đạt được hiệu quả, không để lại ấn  tượng tốt cho khách hàng, dẫn đến không giữ được chân lượng khách hàng cũ.

Việc áp dụng giải pháp công nghệ cần phù hợp với nhu cầu và khả năng của doanh nghiệp. Cần đảm bảo các yếu tố khác như chất lượng sản phẩm, giá cả, marketing, sale và chăm sóc khách hàng,… cũng được triển khai hiệu quả để cùng quá trình chuyển đổi số diễn ra thuận lợi và đạt được mục đích kinh doanh như mong muốn.

8. Lựa chọn đơn vị công nghệ không phù hợp

Đơn vị thi công thiếu kinh nghiệm triển khai giải pháp cho ngành nghề hoặc quy mô doanh nghiệp của bạn, dẫn đến việc không đáp ứng được các yêu cầu đặc thù và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng. Quy trình triển khai thiếu chuyên nghiệp, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan, dẫn đến chậm tiến độ, phát sinh chi phí ngoài dự kiến và hệ thống hoạt động không ổn định.

Giải pháp để tận dụng tối đa hiệu quả lợi ích của việc ứng dụng giải pháp công nghệ

1. Xác định rõ mục tiêu và chiến lược:

Xác định rõ mục tiêu cụ thể mà doanh nghiệp muốn đạt được thông qua chuyển đổi số.

Xây dựng chiến lược chuyển đổi số phù hợp với mục tiêu, tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp.

Lập kế hoạch chi tiết cho quá trình triển khai, bao gồm các bước thực hiện, phân công nhiệm vụ và thời gian hoàn thành.

2. Lựa chọn công nghệ phù hợp:

Lựa chọn công nghệ phù hợp với nhu cầu, mục tiêu và ngân sách của doanh nghiệp.

Tham khảo ý kiến của các chuyên gia về công nghệ và chuyển đổi số.

Đánh giá kỹ lưỡng các giải pháp công nghệ khác nhau trước khi lựa chọn.

3. Chuẩn bị nguồn nhân lực:

Đào tạo nhân viên về kiến thức, kỹ năng sử dụng các công nghệ mới.

Nâng cao nhận thức của nhân viên về tầm quan trọng của chuyển đổi số.

Tạo môi trường làm việc khuyến khích đổi mới sáng tạo.

4. Nội bộ đoàn kết, vững vàng:

Ban lãnh đạo cần có tầm nhìn chiến lược, cam kết và dành sự quan tâm cho việc chuyển đổi số.

Cần sự tham gia của tất cả các bên liên quan trong doanh nghiệp, bao gồm cán bộ nhân viên, khách hàng, đối tác,…

Cần xây dựng văn hóa đổi mới, khuyến khích sáng tạo và chấp nhận rủi ro.

5. Quản lý rủi ro:

Xác định các rủi ro tiềm ẩn trong quá trình triển khai chuyển đổi số.

Lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó rủi ro.

Theo dõi và đánh giá rủi ro thường xuyên.

6. Đo lường và đánh giá hiệu quả:

Xác định các chỉ số hiệu suất chính (KPI) để đo lường hiệu quả của quá trình chuyển đổi số.

Theo dõi và đánh giá hiệu quả thường xuyên.

Điều chỉnh giải pháp chuyển đổi số khi cần thiết.

Kết luận: 

Việc ứng dụng công nghệ là thiết yếu cho các doanh nghiệp để có thể bắt kịp xu hướng, giành cơ hội vươn lên hàng đầu trong thời đại công nghệ phát triển chóng mặt như hiện nay. Nhưng không phải doanh nghiệp nào ứng dụng cũng có thể thành công. Điều này còn phải dựa vào rất nhiều yếu tố, vì vậy quý doanh nghiệp cần ứng dụng cẩn thận để tránh những sai lầm không đáng có dẫn đến thất bại. Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng không phải tất cả các giải pháp công nghệ đều phù hợp với mọi doanh nghiệp.

Để đạt được hiệu quả tối ưu khi áp dụng giải pháp công nghệ, doanh nghiệp cần có chiến lược rõ ràng, triển khai cẩn thận, quản lý hiệu quả và có văn hóa doanh nghiệp hỗ trợ. Doanh nghiệp cũng cần đánh giá kỹ lưỡng nhu cầu và mục tiêu của mình trước khi lựa chọn giải pháp phù hợp và theo dõi sát sao hiệu quả của giải pháp sau khi triển khai.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *