Tại sao cần dùng website đã được bộ công thương công nhận

Chắc hẳn trong thời đại ngày nay, mỗi người đều muốn sở hữu cho mình một trang website cá nhân, đặc biệt là đối với những người kinh doanh thì việc quảng bá sản phẩm trên website là điều đương nhiên. Tuy vậy nhưng để sử dụng một website chuẩn về mặt pháp lý thì chưa được quá nhiều người để tâm đến. Do đó, hôm nay KTS Group sẽ giới thiệu với mọi người về một website chuẩn chỉn sẽ như thế nào nhé.

Đối tượng cần thông báo website thương mại điện tử bán hàng gồm có:

  • Thương nhân
  • Tổ chức trong đó chức năng và nhiệm vụ có bao gồm việc tổ chức hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại điện tử
  • Cá nhân đã được cấp mã số thuế cá nhân và không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật về đăng ký kinh doanh.

Loại website nào cần được chuẩn hóa pháp lý:

  • Căn cứ theo Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ban hành ngày 16/05/2013; Thông tư số 47/2014/TT-BCT ban hành ngày 05/12/2014; Nghị định số 185/2013/ND-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại ban hành ngày 15/11/2013 thì “Bộ Công Thương là đơn vị xác nhận đăng ký cho các website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử”. Website cần phải thông báo với Bộ Công Thương bao gồm:
  • Website thương mại điện tử bán hàng: là những website Thương mại điện tử do các cá nhân, thương nhân, tổ chức tạo ra để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ của mình.
  • Những Website không bán hàng trực trực tuyến nhưng có hoạt động xúc tiến thương mại như: thới thiệu, quảng cáo sản phẩm, dịch vụ …
  • Những website chỉ giới thiệu về Công ty của mình, hoặc giới thiệu các dịch vụ, hàng hóa mà không có chức năng đặt hàng hoặc thanh toán hàng trực tuyến thì vẫn phải BẮT BUỘC thông báo website với Bộ Công Thương.

Lợi ích của việc thông báo website đến Bộ Công thương: 

  • Tuân thủ quy định của Bộ Công thương: Theo quy định nhà nước yêu cầu tất cả các website hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử. Đều phải thực hiện việc thông báo với Bộ Công thương.
  • Nếu bạn đang sở hữu một website chuyên về bán hàng. Bất kể là sản phẩm hay dịch vụ gì. Thì bạn cần phải thông báo thông tin doanh nghiệp của mình lên website của Bộ Công Thương (trang web thuộc Nhà Nước). Để có thể quản lý được tất cả các website của các cá nhân; doanh nghiệp trên khắp nước Việt Nam.
  • Khi thông báo website với Bộ Công Thương. Trang web của bạn sẽ được xác nhận từ đơn vị quản lý Nhà Nước. Nếu website không thực hiện thông báo sẽ bị cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra và xử phạt hành chính.

Nâng cao uy tín website:

  • Mục đích của việc thông báo website là minh bạch thông tin sản phẩm, dịch vụ của mình lên mạng Internet.
  • Khi website thông báo thành công. Chủ sở hữu website sẽ gắn logo dẫn tới đường link xác nhận trên trang của Bộ Công Thương. Là website đã thông báo thành công. Việc làm này sẽ giúp website của bạn được nâng cao uy tín. Khách hàng khi mua hàng sẽ cảm thấy an toàn và tin tưởng được.
  • Khi website thông báo với Bộ Công Thương. Có nghĩa là được Bộ Công Thương xác nhận các sản phẩm; dịch vụ tại thời điểm thông báo trên website là hợp pháp; được phép phân phối; quảng cáo; không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; hay các mặt hàng bị cấm kinh doanh khác. Điều này cũng giúp cho khách hàng an tâm và tin tưởng vào thương hiệu của người bán.

Nâng cao sự cạnh tranh với đối thủ:

  • Cuộc chiến cạnh tranh trên thị trường bán hàng trên Internet ngày càng khốc liệt. Nhưng nếu bạn biết tận dụng thời cơ này để sở hữu website thương mại điện tử mà đã được thông báo với Bộ Công thương sẽ thường nhận được sự đánh giá cao về chất lượng; tạo được lòng tin đối với khách hàng. Các website đã được thông báo thành công với Bộ công thương đều nhận được xác nhận rằng các thông tin chính xác, trung thực và minh bạch.

Xây dựng thương hiệu và tạo dựng hình ảnh công ty:

  • Đây là điều đáng quan tâm của một doanh nghiệp . Nó phản ánh một hình ảnh chuyên nghiệp thông qua giao diện và các hoạt động của doanh nghiệp. Địa chỉ email, tên miền, các chính sách và quy định chung thông qua website giúp doanh nghiệp xây dựng uy tín, tạo dựng thương hiệu và truyền bá hình ảnh đến khắp mọi nơi.

Hồ sơ thông báo website cơ bản bao gồm:

  • Nếu chủ sở hữu là cá nhân cần có Mã số thuế cá nhân.
  • Nếu chủ sở hữu là thương nhân cần có giấy phép kinh doanh.
  • Nếu chủ sở hữu là tổ chức cần có quyết định thành lập.
  • Và  một số giấy tờ khác tùy theo ngành nghề dịch vụ của website đó (Ví dụ: Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, Giấy phép phân phối thực phẩm chức năng, Giấy phép lữ hành…)
  • Cuối cùng thông tin website gồm: tên thương nhân, mã số thuế, địa chỉ, số điện thoại,vv. 

Nếu không tuân thủ sẽ bị phạt gì:

  • Ngày càng xuất hiện nhiều các website bán hàng giả, hàng kém chất lượng, lừa đảo các cơ quan chức năng đang tìm mọi biện pháp để siết chặt lại vấn đề quản lý. Do đó việc chậm trễ, chần chừ thông báo website với Bộ Công Thương, có thể khiến doanh nghiệp bạn bị phạt hành chính.
  • Các mức phạt hành chính cụ thể gồm:
PHẠT TIỀN TỪ 1.000.000 ĐẾN 5.000.000 ĐỒNG:
  •  Đối với website không nộp bổ sung hồ sơ, các thông tin liên quan đến website có sự thay đổi mà không thực hiện thông báo sửa đổi, bổ sung sau khi thông báo theo quy định pháp luật.
PHẠT TIỀN TỪ 5.000.000 ĐẾN 10.000.000 ĐỒNG:
  • Nếu trong quá trình thông báo mà không cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác.
  •  Nội dung thông tin của website lúc công bố không giống với nội dung thông tin đã được đăng ký trước đó với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
  •  Nếu chủ sở hữu website cố tình tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần thì áp dụng xử phạt bổ sung đó là đình chỉ hoạt động thương mại điện tử trong vòng từ 6 tháng đến 12 tháng.
PHẠT TIỀN TỪ 10.000.000 ĐỒNG ĐẾN 20.000.000 ĐỒNG:
  •  Không thông báo website với Bộ Công thương.
  •  Nếu website đã thông báo có sự thay đổi thông tin liên quan mà không thực hiện thủ tục khai báo sửa đổi, bổ sung với cơ quan thẩm quyền.
  •  Nếu chủ sở hữu website cố tình tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần thì áp dụng xử phạt bổ sung đó là đình chỉ hoạt động thương mại điện tử trong thời gian từ 06 tháng đến 12 tháng.

* Nguồn tham khảo từ Citi & Partners 2021

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *