Vào sáng ngày 14/1, tại văn phòng của KTS Group đã diễn ra hội thảo thảo luận về dự án “Viện Công nghệ số và Chăm sóc sức khỏe Global”.
Tại buổi hội thảo có sự tham vấn, thảo từ các giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia đầu ngành về các lĩnh vực như y tế, công nghệ, kinh tế. Mục đích của Viện khi được thành lập nhằm tạo ra trung tâm kết nối trực tuyến giữa bệnh nhân và bác sĩ, giúp rút ngắn thời gian, tiết kiệm tiền bạc khi ứng dụng công nghệ vào việc chăm sóc sức khỏe chủ động.
“Chăm sóc sức khỏe chủ động” là một điều rất quan trọng đối với mỗi người dân bởi vì “phòng bệnh thì hơn chữa bệnh”. Do đó, những kiến thức về chăm sóc sức khỏe cần được phổ biến rộng rãi nhiều hơn nữa đến toàn bộ người dân, trong trường hợp phải sống chung với bệnh tật thì họ cũng sẽ là những chủ động có trách nhiệm đối với chính sức khỏe của bản thân.
T.S Lê Xuân Nghĩa cho biết: “Việt Nam hiện đứng thứ 5 trong các nước tạo tín chỉ carbon và đã thu được 1.200 tỉ đồng nhờ bán tín chỉ này”. Theo lộ trình, đến năm 2025 nước ta sẽ thành lập sàn giao dịch carbon. Theo nguồn tin riêng của người viết, Ngân hàng Thế giới (WB) vừa chi 51,5 triệu USD để mua hàng triệu tín chỉ carbon rừng tại các tỉnh Bắc Trung Bộ. Giá mua 5 USD/tín chỉ carbon, WB vẫn để lại cho Việt Nam tới 95% để đóng NDC (đóng góp do quốc gia tự quyết định về giảm phát thải khí nhà kính). Theo đó, một phần khoản tiền này sẽ quay lại hỗ trợ các địa phương Bắc Trung Bộ trong việc nghiên cứu, xây dựng chính sách bảo vệ, phát triển rừng, bảo đảm sinh kế cho người dân giữ rừng.
Bên cạnh đó còn có sự tham gia của các lãnh đạo, chuyên gia và thành viên trong hệ sinh thái của KTS Group. Buổi hội thảo đã thu nhận được rất nhiều những ý kiến đóng góp mang tính xây dựng của các chuyên gia để từ đó cải thiện và phát triển Viện tốt hơn.